Cho dù họ và tên của chúng ta có dài dòng thế nào đi nữa thì cũng tuân thủ quy tắc phân tách thống nhất sau để dễ dàng trong quy định số hóa, giúp cho việc dự đoán thông tin được thuận lợi nhanh chóng. Việc tách bạch trong số hóa họ và tên rất quan trọng. Nếu chúng ta không thực hiện đúng quy tắc sẽ dẫn đến sai lệch trong số hóa và đương nhiên sẽ sai lầm trong dự báo.
Quy tắc phân tách họ và lập Họ vận
a. Họ đơn
Họ đơn tức chỉ có một họ (họ cha hay họ mẹ trong họ và tên) vì không ảnh hưởng gì
- Ta có họ đơn không có đệm họ mà đến tên liền kề.
Ví dụ: Trần Căn, Nguyễn Kiên, Pào Sùng v.v…
Đối với trường hợp này khi thực hiện số hóa ta phải cộng 1. Số “một” ở đây thay cho đệm của họ.
- Họ đơn có đệm là cách truyền thống hay có thể nói là chuẩn mực. Tức tên họ đến đệm gốc của họ (hoặc một từ đệm nào đó theo ý nguyện của người đặt tên hay người được đặt tên thay đổi theo ý thích).
Ví dụ: Trần Văn Ba, Nguyễn Thế Bảo, Thái Bá Văn. Những chữ Văn, Thế, Bá ở trên được coi là đệm của họ. Đối với trường hợp này, khi thực hiện số hóa họ ta không phải thêm 1 (một)
Với họ tên của nữ giới, theo truyền thống của người Việt Nam chỉ dùng chữ “Thị” sau họ để biểu thị giống. Theo quy tắc số hóa chữ “Thị” ở đây được coi là chữ đệm của họ để tính số biểu lý Họ vận.
Như vậy ta có:
Họ đơn Không đệm
Họ đơn Có đệm
Ví dụ: Nguyễn Bá + Tên; Cao Thị + Tên
b. Họ kép
Họ kép là dùng cả hai tên họ khi viết họ tên (như đã giải thích). Trong trường hợp họ kép cũng chia ra họ kép không có đệm và họ kép có chữ đệm của họ
Ta có:
Họ kép Không đệm
Ví dụ: Trần Lê + (tên)
Họ kép có đệm
Ví dụ: Trần Lê Bá + tên; Thái Nguyễn Thị + Tên
* Quy định họ đơn hay họ kép mà không có chữ đệm của họ thì khi số hóa ta phải cộng thêm “một” vào số biểu lý của Họ vận, nghĩa là:
Số lý của
Họ đơn
Họ kép
Không có chữ đệm thì cộng thêm số 1 vào tổng số nét chữ tên họ mà có chữ đệm thì không cộng 1.
Quy tắc phân tách tên
Ngày nay người ta đặt tên cho hậu duệ của mình còn cầu kỳ thêm một chữ phụ trước tên chính. Phần lớn tên có thêm chữ phụ, chỉ thường thấy trong giới nữ. Song, ngày nay cả nam giới cũng thích đặt thêm chữ phụ nữa sau chữ đệm họ.
Ví dụ: Quỳnh Anh (Lê Thị Quỳnh Anh) (Hoàng Bá Đức Minh). Đức Minh; (Phạm Thị Ngọc Lan) Ngọc Lan v.v…
- Trong thực tế có tên có thêm chữ phụ tên mà không có chữ đệm của họ:
Ví dụ: (Nguyễn Tuấn Anh): Tuấn Anh; (Phạm Bảo Chi): Bảo Chi, hay (Lê Ngọc Lan): Ngọc Lan
Với trường hợp tên còn có chữ phụ ta sẽ phân tách khi số hóa cho số lý tên và sẽ thực hiện thế nào?
Ta phân làm hai loại:
- Tên có phụ mà họ không có đệm họ thì chữ phụ của tên được coi là chữ đệm của họ.
Ví dụ: Hoàng Tuấn Anh Lê Ngọc Quyết Vũ Hoàng Lan Trần Thương Huyền
Trong thực tế những ví dụ trên được coi là phụ tên, vì khi gọi tên người ta thường gọi “Tuấn Anh”, “Ngọc Quyết” hay “Thương Huyền”… mà ít khi gọi đơn thuần một chữ “Tuấn”, “Quyết”, “Huyền” nhất là khi ở cùng nơi đó có hai người trở lên có cùng tên “Quyết”, “Huyền” v.v…
- Mặc dù là chữ phụ tên, song khi thực hiện số hóa, ta mặc định chữ phụ tên này là chữ đệm họ và nó được tính vào số lý của “Họ vận” chứ không tính vào số lý của “Tên vận”.
- Trường hợp mà họ đã có chữ đệm họ rồi thì chữ phụ tên được coi là phần đầu của tên và được tính vào số lý của Tên vận.
Điều này cần được lưu ý để sau này khi tính số lý của “Mệnh vận” (sẽ nói sau ở phần số hóa từng số lý) khỏi sai sót.
Nguồn: Quy tắc phân tích họ và tên để số hóa
Xem thêm: dịch họ và tên sang tiếng nhật, họ và tên hay, họ và tên hay cho bé gái, họ và tên hay nhất, họ và tên người việt nam hay nhất, họ và tên tiếng anh, họ và tên tiếng anh hay, họ và tên tiếng anh đẹp, họ và tên tiếng nhật, họ và tên tiếng nhật hay, họ và tên trong tiếng nhật, họ và tên đẹp, họ và tên đẹp nhất, những họ và tên hay,
Tìm kiếm: dịch họ và tên sang tiếng nhật, họ và tên hay, họ và tên hay cho bé gái, họ và tên hay nhất, họ và tên người việt nam hay nhất, họ và tên tiếng anh, họ và tên tiếng anh hay, họ và tên tiếng anh đẹp, họ và tên tiếng nhật, họ và tên tiếng nhật hay, họ và tên trong tiếng nhật, họ và tên đẹp, họ và tên đẹp nhất, những họ và tên hay,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét